Thông tin tuyên truyền
Các quy định mới quan trọng, mang tính đột phá của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025
CÁC QUY ĐỊNH MỚI QUAN TRỌNG, MANG TÍNH ĐỘT PHÁ CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2025
Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định cụ thể đặc trưng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và xác định cụ thể yêu cầu, tiêu chí xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thể chế hóa vấn đề này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam; quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền của Đảng cho ý kiến về định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, cho ý kiến về dự thảo văn bản và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt..
Thứ hai, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định ngắn gọn hơn, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy, cụ thể: Luật chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản liên tịch; Giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương. Với cách làm này, Luật chỉ quy định những vấn đề chung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, do đó đã gọn hơn, với 72 điều (giảm 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).
Thứ ba, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.
Đồng thời thay đổi 01 hình thức từ Quyết định Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành sang hình thức Thông tư. Theo đó, Luật mới có 25 hình thức văn bản quy phạm pháp luật (giảm 01 hình thức) và do 14 chủ thể có thẩm quyền ban hành (giảm 02 chủ thể) so với hiện hành.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 cũng bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để kịp thời giải quyết vướng mắc trong thực tiễn quản lý nhà nước và quy định giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Chính phủ, trong đó có việc quy định thí điểm một số chính sách chưa có pháp luật điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc khác với nghị định, nghị quyết hiện hành.
Thứ tư, Luật đã quy định đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng vừa có chiến lược, định hướng dài hạn, vừa mang tính linh hoạt cao, bám sát thực tiễn cuộc sống, tách quy trình làm chính sách với việc lập chương trình lập pháp hằng năm. Trên cơ sở định hướng lập pháp nhiệm kỳ và Chương trình lập pháp hằng năm, Chính phủ và các cơ quan trình sẽ chủ động phân công, chỉ đạo việc lập đề nghị, soạn thảo các dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội sẽ thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; các dự án luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng sẽ được bố trí vào Chương trình Kỳ họp của Quốc hội.
Thứ năm, Luật quy định đơn giản, hợp lý hơn về quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo (quy phạm hóa chính sách). Theo đó, Luật đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm; Phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo (cơ quan trình quyết định chính sách, Quốc hội quyết định dự thảo). Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 04 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 07 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu (với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống 10 tháng).
Thứ sáu, Với tinh thần mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một chủ thể chủ trì và chịu trách nhiệm, Luật đã phân định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội trong quy trình xây dựng pháp luật. Theo đó, Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình; Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền thông qua hoặc không thông qua dự án luật do Chính phủ trình. Cách làm này sẽ giúp bảo đảm chất lượng văn bản Luật và tạo thuận lợi trong khâu tổ chức thi hành, bảo đảm sự gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành Luật.
Ngoài quy trình thông thường, để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải quyết những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Luật quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình rút gọn và trong trường hợp đặc biệt. Trong đó, đối với quy trình rút gọn, Luật quy định rõ thời điểm đề xuất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn là trước hoặc trong quá trình xây dựng chính sách hoặc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; mở rộng các trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn đối với thông tư và giao Bộ trưởng tự quyết định, chịu trách nhiệm về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành thông tư. Theo quy định này, thời gian để xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn chỉ mất khoảng 01 - 02 tháng (giảm được 06 - 08 tháng).
Thứ bảy, Bổ sung quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục vấn đề thi hành pháp luật là khâu yếu, trong đó nêu rõ nội dung và trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước.
Thông tin tại buổi Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết: Để tổ chức thi hành Luật hiệu quả, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Tư pháp đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để xây dựng 03 Nghị định hướng dẫn thi hành các nội dung có liên quan, trong đó có quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Các Nghị định này sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 3/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng với thời điểm hiệu lực của Luật (từ ngày 01/4/2025).
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội (https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=93003 )
Toàn văn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.
Tin khác
- PHÁP LUẬT – NỀN TẢNG THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI
- Video tuyên truyền một số quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Danh mục Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Hoạt động hưởng ứng "Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông" năm 2022
- Hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2021
- Thư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong
- Về việc cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ hoạt động trở lại
- V/v tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Về tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021
- V/v thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và Công văn số 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19
- Triển khai thực hiện Thông tư số 06/2024/TT-BTP ngày 19/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp
- Cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
- Hưởng Ứng Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ 25/11/2022
- Tờ gấp tuyên truyền một số quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Video tuyên truyền về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Chỉ thị nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội thành phố
- Về việc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn hiện nay
- Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Võ Văn Hoan tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19
