DANH SÁCH CÔNG CHỨC CÔNG TÁC TẠI BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ DANH SÁCH CÔNG CHỨC CÔNG TÁC TẠI BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

STT

Họ và tên

Chức danh

Lĩnh vực công tác

Số điện thoại

1

Nguyễn Đức Thông

Trưởng Bộ phận TN&TKQ

Phụ trách chung

028.38297052

(số nội bộ 117)

2

Bùi Thị Thanh Tâm

Chuyên viên

Hồ sơ Vi bằng (Thừa phát lại)

028.38297052

(số nội bộ 114)

3

Ngô Bảo Nguyên

Chuyên viên

Bổ trợ tư pháp

028.38297052

(số nội bộ 114)

4

Vương Quốc Quí

Chuyên viên

Quốc tịch – Hộ tịch

028.38297052

(số nội bộ 114)

5

Nguyễn Công Khoa

Chuyên viên

Lý lịch tư pháp

028.38297052

(số nội bộ 114)

6

Trần Võ Tân Khoa

Chuyên viên

Lý lịch tư pháp

028.38297052

(số nội bộ 114)

7

Bùi Thị Minh Phương

Chuyên viên

Kế toán;

Thu phí, lệ phí

028.38297052

(số nội bộ 114)

 

Số điện thoại Phòng chuyên môn giải quyết hồ sơ hành chính:

- Phòng Tổ chức (lĩnh vực BTTP):                     028.38297052 (số nội bộ: 121 hoặc 122).

- Phòng Lý lịch tư pháp:                                     028.38297052 (số nội bộ: 127 hoặc 131).

- Phòng Hộ tịch – Quốc tịch:                               028.38297052 (số nội bộ: 146 hoặc 115).

 

Thủ tục hành chính Thủ tục hành chính

Thủ tục Thành lập Văn phòng Giám định Tư pháp

Cơ quan thực hiện Sở Tư pháp
Lĩnh vực Giám định
Trình tự

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

  - Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Giám định Tư pháp. Trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

  - Bước 5: Cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:       

+ Đơn đề nghị thành lập (phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng; Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn; Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng; Lĩnh vực giám định tư pháp; Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động).

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Quyết định bổ nhiệm Giám định viên Tư pháp;

+ Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp, phải có các nội dung chủ yếu sau:

* Đối với Văn phòng Giám định Tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng; Lĩnh vực giám định tư pháp; Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng; Danh sách giám định viên tư pháp làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có); Quy định về việc sử dụng giám định viên tư pháp; Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng; Chế độ thông tin, báo cáo; Hiệu lực thi hành.

* Đối với Văn phòng Giám định Tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh: ngoài các nội dung như dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Cơ cấu tổ chức quản lý; Thể thức thông qua quyết định của Văn phòng; Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn và nhân viên; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận; Các trường hợp chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế; Họ và tên, chữ ký của thành viên hợp danh; Các nội dung khác do các thành viên hợp danh thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

+ Đề án thành lập Văn phòng Giám định Tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý lĩnh vực giám định tư pháp.

g) Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Giám định T ư pháp hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

i) Phí, lệ phí: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

+ Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp.

- Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

- Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

Cơ sở pháp lý

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 20/6/2012 (có hiệu lực ngày 01/01/2013).

- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2013).

Tệp tin

Thủ tục Thành lập Văn phòng Giám định Tư pháp

danh mục

Cấu hình

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+028) 3829 7052 - Fax: (+848) 3824 3155 - Email: stp@tphcm.gov.vn
Website: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 - thứ 6: Sáng: từ 07h30 đến 11h30, Chiều: từ 13h00 đến 17h00.
- Thứ 7: Sáng: từ 07h30 đến 11h30.